Hiện nay cùng với sự phát triển máy móc, kỹ thuật in cũng được nâng cao và hiện tại có 5 kỹ thuật in đang được sử dụng rộng rãi: in kỹ thuật số ( digital printing), in offset, in lụa, in ống đồng, in flexo. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết các kỹ thuật in.
1. In kỹ thuật số ( digital printing)
In kỹ thuật số là phương pháp in ấn phát triển nhanh chóng và được các quốc gia trên thế giới sử dụng phổ biến.
In kỹ thuật số là phương pháp in ấn hiện đại, hình ảnh sau khi được đưa vào máy tính được phân tích trực tiếp và sẽ được máy in xử lý, pha màu tự động cho ra sản phẩm ngay, chất lượng cao.
Máy in giấy kỹ thuật số
Máy in kỹ thuật số khổ lớn, thường in các chất liệu như in bạt hiflex, in pp, in decal.....
Ưu điểm:
- Tốc độ in nhanh, khách hàng có thể đợi lấy sản phẩm in ngay
- Kích thước bản in đa dạng, tùy thuộc vào loại chất liệu in
- In được trên nhiều chất liệu : giấy, nilong, vải, in hiflex, in canvas, in PP , in trên nhựa, mica....
- Có thể thay đổi chi tiết hình ảnh khi đang in.
In kỹ thuật số sử dụng nhiều kỹ thuật in khác nhau như: in phun, in laser, .......
Nhược điểm:
- Với các loại máy in kỹ thuật số lớn như : máy in hiflex, PP, decal, vải hay canvas đòi hỏi nhân viên in phải có kỹ thuật, hiểu biết về in ấn, có khả năng chỉnh hệ thống máy in.
- Các loại máy in kỹ thuật số in khổ lớn có mức giá khá cao, tốn kém để trang bị
In kỹ thuật số được sử dụng để in Poster, in tờ rơi, in ấn quảng cáo, in tranh ảnh, in name card, in hiflex, in decal, in PP.....
Quy trình in kỹ thuật số cực kỳ đơn giản và nhanh chóng:
- Chuẩn bị file in
- Chuẩn bị vật liệu in
- Kiểm tra đầu phun trước khi in
- Tiến hành in
Để đáp ứng nhu cầu in ấn quảng cáo của khách hàng, công ty in ấn quảng cáo An Phong đã trang bị máy móc hiện đại nhập khẩu trực tiếp từ Đức, Nhật, Đài Loan... với công suất in cực lớn, tốc độ in nhanh, chất lượng hình ảnh rõ nét, và đội ngũ kỹ thuật in được đào tạo bài bản, thông thạo trong lĩnh vực in ấn, quy trình in ấn được kiểm tra nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng file in cho khách hàng.
2. In offset
In offset là 1 trong những kỹ thuật trong in ấn, được coi là kỹ thuật in ấn phổ biến nhất hiện nay. Đầu tiên người ta sử dụng tấm cao su để ép các hình ảnh có dính mực lên đó, các tấm cao ny này được gọi là các tấm offset, rồi mới ép từ miếng cao su lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.
Trong in offset, mọi hình ảnh và chữ viết, kể cả phần không in đều được thể hiện “phẳng” trên khuôn in. Tuy vậy, mực in chỉ phủ lên phần cần in, nó không dính vào phần không in nên sẽ tránh trường hợp mực bị nhòe. Mực in cũng được chế tạo đặc biệt nên có độ bền cao và màu sắc cũng rất đẹp.
Ưu điểm:
- Cho chất lượng in hình ảnh cao rõ nét, màu sắc đẹp hầu như không bị lem bị mờ khi in ấn.
- Giúp cho việc chế tạo các bản in dễ dàng.
- Có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau.
- Thích hợp với nhiều bề mặt in từ phẳng đến sần sùi.
- Giúp nâng cao tuổi thọ của bản in
Máy in offset
Trong công nghệ in offset, các thợ in phải đặc biệt chú trọng đến thứu tự chồng màu để có thể tạo ra một bản in đúng mẫu. Vì yếu tố này ảnh hưởng trựuc tiếp đến độ nhận mực, thông thường có sự khác biệt khi in màu đó lên giấy trắng hoặc in lên giấy đã được in màu trước.
Mô phỏng in offset
Thứ tự in chồng màu theo tiêu chuẩn và được áp dụng nhiều tại các nước Châu Âu là:
Trong trường hợp in 4 màu: ướt chồng ướt đen -> xanh -> đỏ magenta -> vàng
Trường hợp in 2 màu: ướt chồng ướt và ướt chồng khô Xanh cyan – Đỏ magenta -> đen -> vàng
Trường hợp in 1 màu: ướt chồng khô Xanh cyan -> Đỏ magenta -> vàng ->đen
Quy trình in offset:
- Thiết kế chế bản trên máy tính
- Output Film
- Phơi bản kẽm
- In offset
Lưu ý tất cả các kỹ thuật in đề sử dụng hệ màu CMYK. Để tìm hiểu thêm chi tiết về hệ màu CMYK và RGB tham khảo link bên dưới:
3. In ống đồng
In ống đồng là kỹ thuật in khắc lõm – hình ảnh được in ra từ các đường khắc lõm nhỏ trên bề mặt bản in, mực phủ lên bề mặt bản in và sau đó sẽ được cạo đi bằng các lưỡi dao nhỏ - tiếp đến, một trục phủ cao su nhấn giấy sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bản in tạo thành hình ảnh. Phần lớn in ống đồng được in chủ yếu ở dạng cuộn.
In ống đồng có ưu điểm:
- Độ chính xác cao
- Tốc độ in nhanh có thể đạt đến 200m/phút
- chất lượng hình ảnh cao
Nhược điểm:
- Chi phí ống đồng( trục in) cao nên được sử dụng in số lượng lớn
- Mỗi ống đồng chỉ sử dụng 1 bản in duy nhất, khi cần chỉnh sửa bản in cần phải đặt ống đồng khác
- Thường chỉ dùng cho in dạng cuộn
In ống đồng được sử dụng trong công nghiệp in bao bì, túi giấy, hộp giấy, in túi nilon.....
Máy in ống đồng được sử dụng in bao bì ni lông
Quy Trình in ống đồng:
- Thiết kế mẫu
- Chế tạo bản in
- Lắp đặt bản in vào máy in
- Tiến hành in ống đồng
4. In Flexo
In Flexo là phương pháp in trực tiếp do có bản in nổi, mực in được cấp cho khuôn in nhờ trục anilox. Trục anilox là một trục kim loại, bề mặt được khắc lõm nhiều ô nhỏ (cell). Trong quá trình in, trục được nhúng một phần trong máng mực, mực sẽ lọt vào các ô trên bề mặt trục, phần mực nằm trên bề mặt sẽ được dao gạt mực gạt đi. Sau đó khuôn in sẽ tiếp xúc với trục và nhận mực từ trong các cell trên bề mặt trục in.
Công nghệ in Flexo đang được sử dụng rộng rãi và có nhiều tiềm năng phát triển nhờ có ưu điểm là đáp ứng được tiến độ sản xuất lớn, có thể in ấn trên các vật liệu dạng cuộn dành cho các dòng máy dán tự động.
Đặc biệt Công nghệ flexo có hệ thống bế tự động ngay sau quá trình in. Nếu vật liệu khi in là các loại decal thì các phần dư thừa của sản phẩm cũng được bóc rời khỏi phần đế dán. Phương pháp in flexo là lựa chọn thích hợp để in label, sticker, tem, nhãn, mác, bao bì, vỏ thùng carton và in được trên nhiều chất liệu đặc biệt như: vải, bìa hoặc in trên màng polyme…
5. In lụa
In lụa là một dạng trong kỹ thuật in ấn. In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.
In lụa
Mô phỏng nguyên lý in lụa:
In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến[2] theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.
Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại,
Phân loại:
- Theo cách thức sử dụng khuôn in, có thể gọi tên in lụa theo các kiểu sau:
In lụa trên bàn in thủ công
In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
In lụa trên máy in tự động
- Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm hai loại:
In dùng khuôn lưới phẳng
In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay
Trên đây là chi tiết các kỹ thuật in đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Vậy nếu bạn có yêu cầu về Bảng hiệu quảng cáo tại Bình Dương, Thủ Dầu Một, Tp. Hồ Chí Minh, hay Đồng Nai, hãy liên lạc với chúng tôi hôm nay!